Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 1

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế

Khi tham gia vào thương mại quốc tế, hầu như ai cũng đều phải đối mặt với một số vấn đề về bất đồng ngôn ngữ, bất đồng tập quán, thói quen làm việc. Bên cạnh đó là sự khác nhau về các loại tiền tệ hay thậm chí là các đơn vị đo lường. Vì vậy, thích nghi là điều mà tất cả những ai tham gia vào thương mại quốc tế đều phải thực hiện nếu muốn việc kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi hơn. 

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 1

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 1

Các đơn vị đo lường cơ bản trong thương mại quốc tế

Bài viết sau đây, Funny sẽ cùng các bạn tổng hợp lại một số đơn vị đo lường phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Không phải tất cả nhưng đây là những đơn vị phổ biến và cơ bản nhất, nắm được những đơn vị cơ bản này là đủ để các bạn tự tin tham gia vào kinh doanh quốc tế rồi nhé!

  1. Đơn vị đo lường tiền tệ

    Đây chắc hẳn là điều đầu tiên bạn cần phải quan tâm vì nó liên quan đến giá cả hàng hóa mà bạn mua hay bán. Kinh doanh với đối tác đến từ các quốc gia khác nhau đồng nghĩa với việc sử dụng các đồng tiền khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng khi đàm phán quốc tế sẽ sử dụng ngoại tệ mạnh hoặc đồng tiền của các quốc gia lớn làm đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán.

    Những ngoại tệ mạnh thường hay được sử dụng nhất trong hợp đồng thương mại quốc tế là: 

  • USD – đô la Mỹ: Đây chính là đơn vị ngoại tệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Để định giá một loại hàng hóa nào đó, người ta thường quy đổi chúng về đồng Đô la Mỹ.

Quy đổi : 1 USD = 23,250 VND

  •        GPB – đồng bảng Anh: Đây là đồng tiền chính được sử dụng tại Vương Quốc Anh. Nó được xếp vào danh sách những đồng ngoại tệ mạnh nhất thế giới và là đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới.

Quy đổi: 1 GPB = 29,411 VND

  •        EUR – đồng Euro: Đây là đồng tiền chung của Liên Minh Châu Âu, được sử dụng ở các nước thuộc khối Liên Minh Châu Âu và thường được sử dụng trong các hợp đồng thương mại quốc tế, nhất là khi giao dịch với các đối tác ở các quốc gia thuộc khối EU.

Quy đổi: 1 EUR = 26,792 VND

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 2

Đơn vị đo lường tiền tệ

Ngoài ba loại ngoại tệ mạnh trên, hiện nay trong các hợp đồng thương mại quốc tế còn sử dụng đồng tiền của các nền kinh tế lớn:

  •        CNY – đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc: Trung Quốc được biết đến là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay, vì vậy việc họ yêu cầu giao dịch bằng đồng bản tệ của họ là điều dễ thấy. Trong các hợp đồng kinh tế với Trung Quốc hiện nay, đồng Nhân Dân Tệ ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Quy đổi: 1 CNY = 3,426 VND

  •        JPY – đồng Yên Nhật: Nhật Bản cũng là một nền kinh tế lớn trên thế giới, hơn nữa Nhật Bản là một nước có tinh thần dân tộc rất cao nên khi tham gia vào thương mại quốc tế, họ luôn ưu tiên việc sử dụng đồng tiền của mình. Từ đó đồng Yên Nhật cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Quy đổi: 1 JPY = 213.4 VND

Lưu ý: Tỉ giá hối đoái là một chỉ số không cố định và có thể thay đổi theo từng giờ. Mọi sự quy đổi về tỉ giá bên trên được lấy từ ngân hàng BIDV vào ngày 19/6/2019 và chỉ mang tính chất tham, khảo. Để chắc chắn nhất vào thời điểm giao dịch, các bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để cập nhật Tỉ giá cho ngày hôm đó.

2. Đơn vị đo lường khối lượng:

Với những hợp đồng mua bán quốc tế, bạn cũng cần nắm được về các đơn vị đo khối lượng hàng hóa.

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 3

Các đơn vị đo lường trong thương mại quốc tế- hình 3

Những đơn vị đo thường được dùng là những đơn vị đo chuẩn,đã được quy ước rõ ràng và được sử dụng rộng rãi.

Một số đơn vị chuẩn:

  • Một số đơn vị quy ước giống như chúng ta vẫn thường sử dụng: 1 Tấn = 10 Tạ = 100 Yến = 1.000 Kg = 1.000.000 Gram
  • Một số đơn vị thường được dùng trong thương mại quốc tế:

– Mét Tấn (Metric ton – MT): Đơn vị tính dựa trên hệ mét.

Quy đổi: 1 MT = 1000 Kg

– Tấn ngắn (Ton – short): Là đơn vị đo khối lượng theo hệ quy chiếu của Mỹ.

Quy đổi: 1 Ton (short) = 907 Kg

– Tấn dài (Ton – long): Đơn vị đo khối lượng theo hệ quy chiếu của Anh.

Quy đổi: 1 Ton (long) = 1016 Kg

– Pao (Pound – lb): Là đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây như Anh và Hoa Kỳ.

Quy đổi: 1 lb = 0.4536 Kg.

Ví dụ như khi bạn mua hàng hóa được đóng bao sẵn ở Mỹ, Họ thường sẽ đóng 1 bao tiêu chuẩn là 50lb/ 1 bao. Đây là lý do vì sao ngô nổ bắp rang bơ của Funny thường được đóng với khối lượng là 22,68K (tương đương với 50lb theo tiêu chuẩn của Mỹ).

– Ao xơ (Ounce – oz): Đây cũng là một đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến trên thế giới theo hệ đo lường của Anh. Oz thường được dùng để cân đo những loại hàng hóa như thuốc hay kim loại quý. Tuy nhiên để cân đo thuốc hay kim loại quý Oz sẽ được dùng theo hệ quy đổi riêng.

Quy đổi thông thường (Quốc tế): 1 Oz = 28.35 gram.

3. Đơn vị đo lường thể tích:

Đối với hàng hóa là chất lỏng hay chất khô trong thương mại quốc tế, người ta thường dùng các đơn vị đo thể tích để xác định lượng hàng hóa mua bán.

Một số đơn vị đo thể tích thường được dùng trong thương mại quốc tế:

  • CBM (Cubic Meter): CBM hay chúng ta vẫn gọi nhanh là mét khối. Đây là một đơn vị chuẩn dùng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong vận chuyển hàng hóa, người ta dùng đơn vị này để tính thể tích của kiện hàng, từ đó có thể tính được chi phí vận chuyển của kiện hàng đó.

Cách tính mét khối của một kiện hàng = chiều dài * chiều rộng * chiều cao (các chiều để đơn vị mét)

Quy đổi: 1 CBM = 1000 LÍT

  • Gallon (gal): đây là một đơn vị đo thể tích được sử dụng nhiều tại Mỹ và Anh. có 3 loại đơn vị gallon khác nhau là: Gallon lỏng của Mỹ, Gallon chất khô cả Mỹ và Gallon của Anh. Hiện đơn vị Gallon của Anh không được dùng như một đơn vị chính thức nữa mà chỉ dùng như một tập quán. Đơn vị Gallon chất khô cũng ít được sử dụng và thông dụng nhất vẫn chỉ có đơn vị Gallon lỏng của Mỹ.

Quy đổi: 1 U.S Gallon (lỏng) = 3.785 lít.

  • Pint (pt): đơn vị đo chất lỏng và chất khô ở Mỹ.

Quy đổi: 1pt (lỏng) = 1/8 Gal = 0.473 lít.

1pt (khô) = 0.55 lít.

  • Quart (qt): Đơn vị đo chất lỏng và chất khô của Mỹ.

Quy đổi: 1qt (lỏng) = 2pt = 0.946 lít

1qt (khô) = 1.101 lít

  • Bushel (bu): hay còn gọi là “giạ” đây là một đơn vị đo thể tích chất khô được dùng rất nhiều ở các nước Anh, Mỹ, Canada,… Thường được dùng để đo lường các mặt hàng chủ yếu là ngũ cốc như lúa mì, ngô, đậu tương,…

Quy đổi: 1 bu = 35.2 lít.

Ngoài ra để dễ dàng hơn trong việc tính toán, người ta có thể quy đổi từ thể tích sang khối lượng để tiện cho tính toán giá trị cả của hàng hóa.

Lưu ý: Đặc biệt với mặt hàng đỗ tương (đậu nành) người ta cũng dùng đơn vị “giạ” để đo lường. Tuy nhiên để tính giá cả hàng hóa họ có thể quy đổi sang khối lượng.

Quy đổi: 1 giạ (hay bu) đậu nành = 1/ 36.477 MT           hay           1MT = 36.477 bu

4. Đơn vị đo lường chiều dài:

  • Kilomet, mét: đây là hai đơn vị chuẩn theo hệ mét được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế.

Quy đổi: 1km = 1000m

  • Inch (in) : đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến trên thế giới:

Quy đổi: 1 in = 0.0254m = 2.54cm

  • Foot (ft): 1 ft = 12 in = 0.3048m
  • Yard (yd): 1yd = 36 in = 0.9144m
  • Mile (dặm): đây là một đơn vị đo khoảng cách của Anh được sử dụng rất rộng rãi.

Quy đổi: 1 dặm = 1.6093 km

  • Nautical Mile (hải lý): là đơn vị được sử dụng rộng rãi nhất là trong ngành hàng hải, vận chuyển quốc tế bằng đường biển.

Quy đổi: 1 hải lý = 1.852 km

Trên đây là một số các đơn vị đo lường Quốc tế mà chúng ta cần nắm được. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng, giá cả, giá trị và lượng hàng hóa thì chúng ta cần phải biết và hiểu được các loại đơn vị đo lường thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Công ty Cổ phần Funny Group – chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản nhập khẩu chất lượng cao

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0903256767

Địa chỉ: số 90 ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Share this post